GIỚI THIỆU

Đồng Tháp: Những đặc sản mang tên ‘Mắm’

Mắm cá lóc Đại Lộc

Đặc sản mắm cá lóc Đại Lộc của Đồng Tháp nổi tiếng với hương vị thơm ngon, ngọt bùi từ thịt cá lóc muối đã tạo nên thương hiệu nổi tiếng đạm chất miền tây Nam Bộ nói riêng, đậm hương Việt nói chung. Mắm cá lóc Đại Lộc có nhiều cách ăn, nhưng ngon nhất vẫn là bún mắm, lẩu mắm và chưng cách thủy.

Cá lóc Đại Lộc chưng cách thủy vừa tốn cơm vừa tốn rượu.

Làm món mắm này rất đơn giản, chỉ cần chưng cách thủy khoảng 30 phút là đã có món ăn cực kỳ ngon miệng và tốn cơm. Mắm chưng thường ăn cùng với rau dừa, hẹ nước, chuối chát, khóm. Đĩa rau xanh đặt cạnh dĩa cá lóc vàng rươm. Đây là vừa thức ăn ăn cơm, nhưng cũng là món mồi “bén” với vài ly rượu đế.

Mắm cá lóc Đại Lộc mà nấu nước lèo, chỉ cần ngửi thôi, đã thấy mùi thơm hấp dẫn vô cùng. Nhiều người nhỏ to tâm sự và thưởng thức qua tô bún thơm ngon được chế biến từ mắm cá lóc và cốc rượu chân tình của người dân Đồng Tháp, mới thấy nhiều niềm vui, vì thế mà tiền nhân có câu “miếng ngon nhớ lâu”.

Mắm cá chốt

Mắm cá chốt là loại mắm được người dân ở Vùng đất Sông Cửu Long ưa chuộng nhiều nhất, bởi loại mắm này có thể chế biến nhiều món ăn đơn giản mà vô cùng hấp dẫn. Cái dai dai của cá, thơm đặc trưng của loại mắm làm nao lòng các thực khách phương xa, đã lỡ ăn rồi là nhớ mãi.

Mắm cá chốt có thể chế biến nhiều món ăn đơn giản mà vô cùng hấp dẫn. Cái dai dai của cá cùng mùi thơm đặc trưng làm nao lòng thực khách, đã lỡ ăn rồi là nhớ mãi.

Cá chốt được chọn làm mắm là loại cá chốt được đánh bắt tự nhiên và phải đúng loại cá còn tươi sống mới làm nên được món mắm cá chốt đúng màu và đảm bảo chất lượng. Cá mua về rửa qua nước muối sau đó cắt bỏ đầu và ruột, sau đó sạch rồi để ráo nước. Khi cá đã ráo nước  thì cho vào chậu muối trộn đều. Sau đó đổ vào lu, nén chặt cá, gài kín miệng. Sau khi ủ khoảng 30 ngày thì mang ra trộn thính đều với cá rồi đem ủ cá tiếp 30-40 ngày nữa. Cuối cùng mang ra chao với đường thốt nốt đã cô đặc rồi ủ tiếp khoảng 50-60 ngày thì cá chín và có thể dùng được.

Thành phẩm mắm cá chốt đủ chất lượng là lưng cá có màu xanh xanh, bụng cá trắng trắng, thịt cá dai  dai mềm mềm và đặc biệt là ngửi mùi rất thơm. Vị tươi ngon của cá hòa cùng mùi thơm từ mắm ủ, màu tự nhiên của đường đã làm nên món mắm cá chốt gia truyền được lưu giữ và truyền lại qua bao thế hệ.

Nước mắm cá linh

Nếu như ở vùng Phan Thiết (Bình Thuận) nổi tiếng với nước mắm từ cá nục và cá cơm, Phú Quốc (Kiên Giang) nổi tiếng với nước mắm cá cơm thì ở miền tây Nam Bộ lại nổi tiếng với nước mắm cá linh. Nước mắm cá linh trở nên đặc biệt trong vô vàn các loại nước mắm khác bởi vị ngọt tự nhiên của đạm cá nước ngọt.

Nước mắm cá linh trở nên đặc biệt bởi vị ngọt tự nhiên của đạm cá nước ngọt

Muốn có nước mắm ngon thì phải mua cá tươi, rửa sạch rồi cho vào lu ủ. Khi ủ, phải theo quy trình nghiêm ngặt. Cứ một lớp cá phải rải lên một lớp muối cho đến khi đầy lu. Bình quân mỗi lu ủ khoảng 30 kg cá và 10 kg muối sẽ cho ra 15 lít nước mắm. Trong thời gian ủ (hơn 6 tháng), phải thường xuyên mở nắp lu để phơi nắng. Sau thời gian ủ, sẽ lấy cá ra khỏi lu để đun, nấu thành nước mắm. Để có sản phẩm thơm ngon, phải để bếp lửa cháy vừa phải, đến khi cá hòa tan thành nước mắm.

Theo kinh nghiệm dân gian để biết nước mắm đến độ chín vừa phải, người nấu dùng cơm nguội bỏ vào nồi, khi nào hột cơm nổi lên lớp mặt, tức là nước mắm đã chín. Lúc này nước mắm có màu đỏ vàng và bốc lên mùi thơm với hương vị của cá linh. Sau khi quậy đều cho tan hết muối, thì mang ra lọc để lấy nước mắm trong vắt, màu đỏ tươi, gọi là nước mắm cốt, vì tỉ lệ đạm cao, hương vị thơm ngon đặc biệt.

Bài và ảnh: tổng hợp từ internet

Xem: Độc đáo nước mắm cá linh Dì Mười ở miền Tây

DOANH NGHIỆP